Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2009

Vẫn còn đó những tấm lòng

CHÁU HIỀN VƯƠNG ĐẾN NGHĨA TRANG LIỆT SĨ TRƯỜNG SƠN

 Kính thưa các bác , các cô chú cháu là Hiền Vương con gái bố Đức Dũng k5.Bố bảo còn mẹ và cháu là k9 mà " k "nào cũng quan trọng lắm. Không tin thì cứ hỏi bác " Tổng quản" Hữu Thành, cháu chẳng biết "Tổng quản " là gì? Bố bảo là Kapitän. Thưa các bác ,các cô chú dù là K nào thì cháu cũng rất tự hào những gì mà bố đã kể về các Thầy cô,về những bạn bè và ngôi trường Nguyễn văn Trỗi mà bố đã học.

Bố vẫn bảo cuộc đời con người ta ai cũng có nhiều kỷ niệm .Có những kỷ niệm mãi mãi không bao giờ quên được, và với bố cháu thì những ký ước tuổi thơ nhửng kỷ niệm về một thời sống và học tập ở trường Trỗi ,đó là một phần cuộc đời mà bố sẽ mang theo đến tận cùng .
Cháu theo bố mẹ sang nước Đức từ khi cháu còn nhỏ quá, sang đây cháu mới đi học Kindergarten nghĩa là lớp "mẫu giáo"và bây giờ cháu đã học xong Đại học rồi.Cháu thiệt thòi hơn các bạn ở Việt nam vì chưa một lần được nghe các thầy cô giảng về lịch sử hay tình yêu quê hương đất nước. Nhưng tình yêu quê hương cứ đến với cháu qua những câu chuyện của mẹ , qua những ký ước tuổi thơ của bố và nhất là những lần về quê thăm bà. Và bây giờ thì cháu biết được một điều vô cùng quan trọng .Để đất nước ta có được như ngày hôm nay biết bao nhiêu thế hệ ông cha đã anh dũng hy sinh vì dân tộc Việt Nam.Cháu bây giờ tuy không còn mang quốc tịch Việt Nam .Nhưng cháu vẫn tự hào và luôn coi mình là người Việt Nam ,bởi trong cháu vẫn mang trong mình dòng máu của người Việt Nam.Chính vì vậy đợt này cháu xin về thực tập ở Việt Nam để được gần hơn với quê cha đất tổ. Và để được tận mắt thấy những Hy sinh mất mát của dân tộc cháu đã xin phép bố đi thăm Nghĩa trang Trường Sơn,Thành cổ Quảng Trị, dòng sông Thạch Hãn và Ngã ba Đồng Lộc.Điều may mắn là cháu đã được bác Tuấn anh của mẹ một người lính đã từng tham gia các trận đánh giải phóng Miền Nam đưa đi. Bác cũng muốn thăm lại những vùng đất và thắp hương cho các đồng đội của bác .
Nhưng điều quan trọng nhất bố dặn:Đến Nghĩa trang Trường Sơn Phải tìm bằng được mộ chú Nguyễn mạnh Minh ở khu Hà Nội để Thắp hương cho chú Minh và cháu và mẹ đã làm được điều bố dặn và hai mẹ con và bác đã thắp hết cho các bác các chú ở khu Hà nội .

Kính thưa các bác , các cô chú cháu cũng đã đến Thành cổ Quảng Trị và bố dặn ở đấy có rất nhiều các bạn Trường Trỗi của bố đã Hy Sinh, mà đến bây giờ vẫn chưa tìm thấy phần mộ .
Cháu cũng đã thắp hương và càu nguyện cho tất cả các chú Lâm ly, Chú Cường mèo Chú Doanh mán K5 và cả chú Y hòa nữa.Lần sau cháu sẽ viết tiếp chuyến đi đầy ý nghĩa nàycủa cháu.Bây giờ cho cháu chúc sức khỏe đến các Thầy cô đã từng dậy dỗ bố cháu vàcác bác các chú, chúc các bác các cô chú khỏe và hạnh phúc.

Cháu Hiền Vương

Thư cô Loan gửi Hiền Vương

Viết bởi bantroik5sg | 14 Jan, 2009

Cháu Hiền Vương quý mến !

Cô là Kim Loan vợ của chú Nhất Trung học sinh Trỗi khóa 5. Cô đọc bài viết của cháu hơi muộn vì mạng nhà cô hư .Đọc bài viết của cháu nước mắt cô lăn dài trên má, cô xúc động trứơc tình cảm của cháu - một người trẻ không lớn lên trên đất nước này nhưng lại yêu thương nguồn cội đến vậy! Cô chạnh lòng xấu hổ nghĩ đến một vài giáo viên trường cô họ thờ ơ vô cảm với nỗi đau của đất nước.

Cách đây vài năm trường cô tổ chức đi tham quan Phong Nha, cô đề nghị trên đường đi ghé thăm Nghĩa trang Trường Sơn, nhưng tới ngày đi thì con cô bị đau nên cô phải vào TPHCM chăm sóc con. Đoàn tham quan cũng thực hiện ý tưởng của cô là thăm Nghĩa trang Trường Sơn. Thế mà có giáo viên phát biểu ”hết chỗ chơi rồi hay sao mà vào nghĩa trang”, rồi họ ngồi ở cổng chờ chứ không vào thắp nhang. Vậy đấy cháu ạ. Trước khi đoàn đi, cô có nhờ cô Liên giáo viên văn của trường tìm mộ chú Mạnh Minh và thắp giùm cô một nén nhang. Cô Liên đã khóc như mưa trước mộ chú Mạnh Minh. Mọi người tưởng đó là người nhà cô Liên. Sau này cô Liên nói ra họ mới biết đó là bạn của chồng cô Loan. Anh của cô Liên là học sinh Trỗi khóa 6 (chu’ Cảnh), ba cô Liên cũng là liệt sĩ.

Cháu Hiền Vương mến! Cô chưa được gặp những người trong gia đình cháu nhưng cô có một tình cảm đặc biệt với cháu và bố mẹ cháu. Từ những thập niên 70 lúc đó mọi người ở miền Bắc đều rất yêu đội bóng Thể công. Cô cũng vậy hầu như thuộc hết tên các cầu thủ chủ chốt của đội Thể công. Đội CAHN thì cô chẳng có cảm tình nhưng cô lại nhớ một cái tên duy nhất của đội bóng CAHN là Đức Dũng, cho đến bây giờ cô cũng chẳng hiểu vì sao. Đến khi cô lấy chú Trung và biết chú Trung là bạn của bố cháu cô lại thấy vui vui vì chồng mình là bạn của người nổi tiếng. Cách đây vài năm cô đọc tạp chí “Người đẹp Việt Nam” có bài viết về gia đình cháu thành đạt ở Đức, có cô con gái là hoa khôi, ngoan ngoãn, học giỏi. Cô về khoe với chú Trung và nghĩ “vợ anh Đức Dũng chắc phải xinh đẹp và giỏi giang lắm”? Lúc nào cô cũng đánh giá cao vai trò của người mẹ trong sự thành đạt của con cái. Cô rất ngưỡng mộ những người phụ nữ giáo dục con cái tốt và ước muốn mình cũng làm được như vậy. (Tất nhiên co rất ngưỡng mộ mẹ cháu).

Đọc bài của cháu viết cô chỉ xúc động chứ không ngạc nhiên, bởi cháu là con của bố mẹ cháu. Mỗi bài viết của bố cháu cho cô hiểu điều đó, nhất là bài thơ có đầy đủ tên của các bạn thời thơ ấu. Cô yêu qúi cháu, kính trọng bố mẹ cháu - những người Việt Nam chân chính - biết truyền cho con cái mình lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, sống nhân ái, biết đau với nỗi đau của người khác… điều đó không dễ cháu ạ.

Cô chúc gia đình cháu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc! Chúc cháu luôn xinh đep, thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.

Chào Hiền Vương! 
Cô Loan

Hai bài viết tôi lấy từ blog của những người bạn Trỗi, thật cảm động trước những gì hai cô cháu đã làm và viết ra nỗi lòng mình và cũng buồn thay cho những kẻ nguội lạnh vô ơn bạc nghĩa



Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2009

TẢN MẠN CHUYỆN TẾT


            Hàng năm cứ mỗi độ xuân về, thiên hạ lại bộn rộn lo chuyện tết. Xuân đến, tết về với mỗi lứa tuổi,  với mỗi thời và từng con người thật đa dạng chẳng ai giống ai. . .xin góp mấy chuyện nhỏ về tết

            Tết xưa

            Ngày bé, tôi mong đến tết chỉ  để được ăn ngon hơn, được nghỉ học và được chơi. Những mong ngóng của lũ trẻ về ngày tết chỉ có vậy, thật đơn sơ chẳng cầu kỳ . Vẫn nhớ lũ trẻ khu tập thể Hoàng Văn Thụ chúng tôi thường tụ tập ở sân trước cổng khu tập thể, khoe nhau từng quả pháo tép, từng khẩu súng bắn diêm. Lúc lúc lại có đứa lượn về chạy quanh chỗ các bà, các chị đang gói bánh chưng, nhón trộm nắm đậu rồi vù ra sân chia nhau ăn. Mặt mũi lấm lem, quần áo xộc xệch cũ mèm, thằng nào được bố mẹ mua cho cái áo bông xanh chéo Nam Định lúc bấy giờ là oách lắm. Vô tư, chẳng biết các bậc phụ huynh bận, lo gì cho ngày tết, lũ trẻ chỉ biết nô đùa.

 Hồi ấy mọi người bảo nhà này tết to, nhà kia tết nhỏ cũng từ miệng lũ trẻ con chúng tôi khoe nhau mà biết. Chuyện ăn tết to nhỏ lũ chúng tôi tính bằng số bánh chưng của mỗi nhà. Khu tập thể ngày ấy nó na ná kiểu trại lính, có nhiều cái chung lắm từ bể nước , nhà bếp đến cả nhà xí nữa cũng chung nốt v.v. Bởi thế nhà nào có chuyện gì mọi người cũng đều biết nhưng những ngày ấy con người ta mộc mạc lắm. Lũ trẻ con cũng vậy, chơi với nhau như trong một gia đình, nhà nào bố mẹ đi công tác xa, lũ trẻ con có thể nhơ cậy hàng xóm, có khi ăn cơm luôn bên đó.

Nhà tôi có quê gần Hà Nội, thỉnh thoảng được cha cho về quê ăn tết. Tết quê hồi ấy vui hơn ở thành phố vì có nhiều thứ lạ. Lũ trẻ con cô, con bác tôi trong túi lúc nào cũng có ngô rang, đi đâu cũng tí tách. Quê tôi có truyền thống năm nào cũng có tổ chức đấu vật, thanh niên các vùng khác kéo nhau đến thi tài , trống đánh ầm ầm như hội. Nông dân chẳng có mấy tiền, nhưng sẵn gạo, mật mía và nông sản, họ làm đủ thứ bánh khoai, bánh do, chè lam đặc biệt là bánh chưng rất nhiều và ngon. Bánh chưng Quê tôi không gói vuông như nhiều nơi khác mà gói tròn, dài như bánh tét trong Nam. Khác trong Nam là gói bằng lá chít ( loại cây có bông làm chổi quét nhà) cũng mua từ trên rừng về. Gói bằng nếp mới, luộc xong họ lăn đi lăn lại trên tấm phản nên bánh rền ăn ngon hơn cả oản trong chùa.

Mỗi lần ăn tết quê ra, bao giờ cha tôi cũng có quà cho hàng xóm. Ngày ấy  hàng xóm nhà tôi có mấy đứa “chẳng có “quê, chúng chỉ biết quê ở xa lắm và tưởng tượng qua lời ba má kể. Mấy đưa sang chơi mỗi khi tôi ở quê về mà cứ thần ra, thấy là lạ, tôi cứ nghĩ  mấy đứa thích bánh trái quê tôi .Mãi sau tôi mới ngộ ra răng mấy đứa “thèm” quê…

            Tết xa nhà

            Chiến tranh đến, chúng tôi đi sơ tán nhưng cứ đến tết lại được đón về nhà,  chưa phải ăn tết xa nhà lúc nào cả.

Cái tết xa nhà đầu tiên và cũng là cái tết ở xứ người là khi ở trường Trỗi. Trong cái lạnh thấu xương của Quế Lâm mùa đông, mấy ông út ít K7 léo đẽo lên hiệu bộ khuân hàng tết về thật huân hoan, đúng là vui như tết. Cái tết xứ người lạ quá với chúng tôi lúc bấy giờ, có bạn nhiều nên chưa ai thấy nhớ nhà. Nhưng đến khi được thông báo sắp có quà của gia đình gửi sang thì cả lũ xốn xang chờ ngóng . Các thầy ở C51(k7) đang lo tổ chức sao cho lũ nhóc ăn tết được vui  nhưng cái lo nhất là chuyện quà của gia đình gứi đến.. Làm sao mà ai cũng có quà được?  Cả nước chiến tranh, không phải ai cũng có điều kiện gửi quà cho con, lũ trẻ mà đứa có, đứa không rất dẽ tủi thân. Chả biết các thầy bàn nhau thế nào rồi gọi từng đứa lên một.

            Cha tôi lúc đó đang ở chiến trường, mẹ đang học thêm nghiệp vụ tận Thanh Hóa , trước khi đi Quế Lâm tôi về Hà Nội còn chẳng gặp được ai,  nên nghĩ tết này không có quà. May sao có ông chú ở BTTM vẫn thay cha tôi gửi cho tôi mấy gói kẹo mua ở Đặng Dung, nên cũng được các thầy gọi vào. Các thầy mở gói quà ra cho tôi thấy và nói nên góp lại để dùng chung cho cả các bạn bố mẹ còn đang chiến đấu ở chiến trường. Tât nhiên là tôi vui vẻ đồng ý và tất cả mọi người cũng thế, ai cũng nghĩ đó là việc làm tốt. Nhưng tối về nằm giường tôi thấy nó thế nào ấy, thật khó tả, giường bên có tiếng thút thít khóc của ai đó làm tôi cũng muốn khóc. Bấy giờ chúng tôi còn nhỏ quá, nghĩ tưởng mình tiếc mấy gói kẹo, gói bánh mà khóc nhưng đúng là không phải vậy. Đâu chỉ là bánh, là kẹo mà trong nó là cả nỗi nhớ thương cha mẹ dành cho con cái nơi xa.

Cái tết đầu tiên xa nhà và cũng là cái tết biết chia sẻ trong đời những cậu bé, nói thì dễ nhưng thật không đơn giản với chúng tôi khi ấy.

            Tết bao cấp

            Khi này tôi đã là một người chồng, một người cha. Lại bao cái lo gạo thịt như cha mẹ thời đánh Mỹ. Cái thời “một yêu anh có may ô/ hai yêu anh có cá khô ăn dần” Cũng lận đận long đong xuôi ngược, bướn chải để có được cái tết cho gia đình nhỏ bé của mình.

 Cơ quan tôi thuộc Tổng cục hậu cần nên tết đến cũng được hơn người tí tí. Trong danh mục hàng tết có bánh chưng, có gà, có nước mắn và còn có cả cám gà nữa. Mấy ông hậu cần ghi thông báo ngay trước cổng cơ quan thế này :

            Tiêu chuẩn têt 198..mỗi người …

Riêng cám  gà thì tiêu chuẩn như sau :

            _Cấp tướng : 50 Kg

            _Cấp tá : 40Kg

            _Cấp úy và CNVQP :30 Kg

Thủ trưởng tổng cục ( cụ Chánh) vào làm việc, đọc xong thông báo cụ nổi điên lên, chửi :” mấy thằng  phòng hậu cần ngu hết chỗ nói” . Cụ bắt làm lại tiêu chuẩn cám gà chia đều như nhau.

Chưa hết các bác ạ, khi anh em xuống bếp nhận gà thì thấy một chuồng riêng, mấy ông hậu cần chọn những con khá khá dành cho thủ trưởng tổng cục để chờ công vụ xuống nhận. Mấy anh hậu cần cẩn thận đến mức ghi tên thủ trưởng vào một miếng bìa,  lồng  dây buộc vào chân gà. Anh em chúng tôi thấy ngộ quá,  cười , các bố mới giật mình tóa hỏa bứt vội mấy mảnh giấy đi. Tí thì toi.

            Những cái tết ngày ấy nghèo khó nhưng vui và nhẹ nhàng

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2009

Tiếp lính c7












Thuận An 3/1975 Tín và Chín












Tín và Chinh










Khẩu đôi cối 82 _ Thuân An 3/1975

Lính c7 tại của Thuận An 3/1975










Chinh,Tín, Chín, Trung































Chín, Long, Cử, Trung, Chung, Tín chup tai Huế năm 1975











Khẩu đội cối 82